Nhẫn cưới là một món quà quý báu, quan trọng luôn có mặt trong lễ cưới từ xưa đến nay, nhẫn cưới trở thành một vật chứng minh cho tình yêu của hai người. Ý nghĩa của nhẫn cưới là thể hiện tình yêu, vật kết nối vô hình giữa hai người yêu nhau, mong muốn sống bên nhau trọn đời. Nhà hàng tiệc cưới hcm - Riverside Palace sẽ giúp bạn tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của nhẫn cưới nhé!
Nghi thức trao nhẫn cưới cho nhau là hành động vô cùng quen thuộc, lãng mạn và thường gặp trong các buổi tiệc cưới. Đôi uyên ương sẽ đứng trên sân khấu và trao nhẫn cho nhau trước sự chứng kiến của hai họ hoặc nếu tổ chức tại gia sẽ là trước bàn thờ tổ tiên.
Đến thời điểm hiện tại chưa ai xác định được nghi thức trao nhẫn cưới được xuất hiện từ khi nào. Nhưng nguồn gốc hình tròn của chiếc nhẫn cưới xuất phát từ Ai Cập cổ xưa, người ta nói rằng hình tròn là vật tượng trưng cho sự kết nối của tình yêu nam nữ. Bởi người ta quan niệm rằng hình tròn có chung điểm đầu và điểm cuối, giống như các cặp đôi dù cho có đi bao xa thì cuối cùng họ cũng thuộc về nhau. Hành trình mà đôi bạn đã trải qua chính là vòng tròn của hạnh phúc.
Nhẫn đính hôn được bắt đầu từ thời La Mã nhưng không được ưa chuộng và phổ biến rộng rãi tại Châu u cho đến thế kỷ 13. Theo phong tục, người đàn ông La Mã sẽ trao cho con gái nhỏ một chiếc khóa nhỏ cùng với một chiếc nhẫn. Người ta tin rằng chiếc khóa nhỏ được chạm khắc tỉ mỉ là biểu tượng của sự trân trọng và bảo vệ từ người chồng. Đồng thời chiếc chìa khóa này cũng tượng trưng cho sự giàu có và sung túc.
Vào thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên những cô dâu ở Hy Lạp cổ sẽ nhận được 2 chiếc nhẫn cưới vào ngày đính hôn. Một chiếc bằng vàng đeo khi ra ngoài và một chiếc bằng sắt đeo khi hoạt động ở nhà.
Từ xưa, nhẫn cưới không có chất liệu bằng vàng, kim loại như ngày nay, người ta sẽ sử dụng những vật liệu có sẵn trong tự nhiên như cỏ cây, lau sậy, ngà voi hoặc xương thú. Và khi đó nhẫn chỉ dành cho phụ nữ đeo khi kết hôn.
Tuy nhiên trên thế giới có biến đổi xảy ra như chiến tranh thế giới, nhiều người đàn ông phải chia tay người vợ để chiến đấu trong thời gian dài. Chính vì vậy, họ bắt đầu đeo nhẫn cưới, xem đó là biểu tượng của hôn nhân và cũng để gợi nhớ người vợ đang ở quê nhà trông đợi. Đây được xem là hành động vô cùng lãng mạn và thể hiện được tình yêu bền vững của hai người dù cho gặp nhiều khó khăn. Vì vậy nghi thức trao nhẫn tồn tại và lưu truyền đến nay.
Nhẫn cưới được làm từ cỏ cây, lau sậy khi sử dụng lâu ngày dẫn đến bị hư hỏng, theo thời gian người ta chọn chất liệu có giá trị và bền bỉ hơn cho nhẫn cưới như đồng, bạc, vàng, hay đắt tiền hơn là kim cương,... Hiện tại người ta thoải mái chọn lựa nhẫn cưới với nhiều màu sắc, chất liệu, kiểu dáng khác nhau.
Dù cho phong tục cưới có nhiều thay đổi nhưng nghi thức trao nhẫn vẫn được mọi người gìn giữ đến nay. Bạn có thể chọn địa điểm tổ chức tiệc cưới ở tại nhà, ngoài trời hay nhà hàng tiệc cưới hcm thì nghi thức trao nhẫn cho nhau vẫn còn mãi.
>>> Gợi ý cho bạn : Các bước tổ chức đám cưới từ A đến Z cho cặp đôi
Y học cho rằng ngón áp út có đường mạch máu ngắn nhất để kết nối đến trái tim so với những ngón tay khác. Vì vậy khi đeo nhẫn cưới ở ngón áp út được xem như sợi dây tình yêu đi đến trái tim bạn trẻ.
Điều đầu tiên không thể bỏ lỡ, nhẫn cưới - minh chứng cho tình yêu và hôn nhân của cặp đôi.
Khi một người đeo nhẫn ở ngón áp út người ta sẽ mặc định rằng họ là người đã có gia đình. Nhẫn cưới như một vật để bảo vệ cho hạnh phúc gia đình. Về mặt đạo đức lẫn pháp luật một người đã có gia đình không thể tự do để làm quen hay kết hôn với người khác giới.
Theo quan niệm Phật giáo, nhẫn cưới rất có giá trị trong hạnh phúc hôn nhân gia đình.
Khi hai người sống cùng nhau, việc cãi nhau, bất đồng quan điểm là việc không thể tránh khỏi. Nếu cả hai không học được cách nhường nhịn, nhẫn nại, bao dung thì sẽ dễ dẫn đến xung đột và dồn nén lâu ngày tình cảm vợ chồng sẽ trở nên nhạt nhòa, tan vỡ.
Mang trên tay chiếc nhẫn cưới cũng là để nhắc nhở lẫn nhau, mỗi lúc cãi vã, gây gổ. Chiếc nhẫn là hiện vật của tình yêu, không dễ dàng có được vậy nên không phải ai cũng có thể tùy ý đeo nó. Vậy nên là vợ chồng nên nhường nhịn, cảm thông cho nhau, đó cũng là bí quyết giúp bạn gìn giữ hạnh phúc gia đình.
Chất liệu của nhẫn cưới thường bằng vàng. Vàng là kim loại có giá trị vật chất cùng với độ sáng chói, thích hợp để sử dụng như một món trang sức. Vàng còn là biểu tượng của sự son sắt, chung thủy. Ngoài là vật trang sức, vàng còn có độ bền bỉ không bị oxy hóa theo thời gian.
Sử dụng vàng làm nhẫn cưới chính là muốn nhắc nhở người đeo nó phải chung thủy, son sắt trong tình yêu. Dù gặp nhiều thử thách, khó khăn thì vẫn phải cùng nhau vượt qua.
>>> Gợi ý cho bạn : 7 cách giúp chú rể thêm lịch lãm trong ngày trọng đại
Ở mỗi quốc gia sẽ có cách đeo nhẫn cưới không giống nhau, điều dựa vào phong tục tập quán, văn hóa của họ. Tuy nhiên đa số mọi người sẽ đeo nhẫn ở ngón áp út, những mỗi nơi sẽ có ý nghĩa khác nhau:
Tuy nhiên không ít các cô dâu ở Châu Âu sẽ đeo nhẫn ở ngón áp út tay phải. Những người phụ nữ ở Scadinavia sẽ đeo 3 chiếc nhẫn cùng lúc: Nhẫn đính hôn, nhẫn cưới, nhẫn khi làm mẹ.
Những nàng dâu người Do Thái sẽ đeo nhẫn cưới ở ngón tay trỏ, bởi đây là ngón tay họ chỉ vào kinh Torah.
Với người Thanh Giáo sẽ không mang nhẫn cưới, họ cho rằng nhẫn là món trang sức phù phiếm.
>>> Gợi ý cho bạn: Những cách chọn nhẫn cầu hôn khiến nàng không thể chối
Gọi tới (8428) 6256 8888 để được tư vấn ngay