Tin tức

Lễ lại mặt khác lễ phản bái như thế nào?

Lễ lại mặt và lễ phản bái là hai nghi lễ truyền thống của người Việt, thường được tổ chức sau khi đám cưới. Tuy nhiên, hai nghi lễ này lại có những điểm khác biệt cơ bản về ý nghĩa, mục đích, thời gian tổ chức và cách thức thực hiện. Hãy cùng Riverside Palace tìm hiểu về hai phong tục này, cũng như những thông tin cần thiết về lễ lại mặt trong bài viết dưới đây nhé!

Ý nghĩa của lễ lại mặt sau đám cưới

Lễ lại mặt tổ chức sau đám cưới kết thúc, là dịp để cô dâu chú rể hỏi han đấng sinh thành

Lễ lại mặt tổ chức sau đám cưới kết thúc, là dịp để cô dâu chú rể hỏi han đấng sinh thành

Lễ lại mặt là nghi lễ truyền thống của người Việt, được tổ chức sau khi đám cưới kết thúc. Trong lễ này, cô dâu chú rể sẽ về thăm nhà gái, mang theo lễ vật để cúng gia tiên và thăm hỏi bố mẹ vợ. Lễ này mang ý nghĩa thể hiện lòng biết ơn của cô dâu chú rể đối với gia đình nhà gái, đồng thời gắn kết tình cảm giữa hai gia đình.

Ngày xưa, lễ lại mặt thể hiện sự hài lòng của nhà trai đối với con dâu. Thời nay, nghi thức lại mặt là dịp để cô dâu chú rể hỏi han đấng sinh thành, bày tỏ lòng biết ơn của mình với bố mẹ nhà gái. Ngoài ra, đây còn là dịp nàng dâu về thăm gia đình, giúp họ vơi bớt nỗi nhớ nhà, vừa để bố mẹ cô dâu thăm hỏi và khuyên nhủ con mình về trách nhiệm làm dâu ở nhà chồng. 

>>> Xem thêm: Tổng hợp những điều cần biết về lễ lại mặt sau đám cưới

Khi nào cần tổ chức lễ lại mặt?

Điều này còn phụ thuộc vào vùng miền và điều kiện cùng từng gia đình mà phong tục này sẽ tổ chức vào khoảng thời gian khác nhau. Thông thường, lễ sẽ được tổ chức sau 1 đến 3 ngày. Ngày xưa, nếu lễ lại mặt tổ chức ngay sau đám cưới sẽ gọi là Nhị Hỷ, sau 3 ngày sẽ gọi là Tứ Hỷ. Tuy nhiên, cần tránh việc dời ngày quá xa. 

Chúng ta cần chuẩn bị gì cho lễ lại mặt?

Về lễ vật

Hiện nay, nhiều gia đình đã hiện đại hoá và giản lược lễ vật, mang theo giỏ trái cây, bánh kẹo, chai rượu…

Hiện nay, nhiều gia đình đã hiện đại hoá và giản lược lễ vật, mang theo giỏ trái cây, bánh kẹo, chai rượu…

Lễ vật lại mặt là những món đồ được gia đình nhà trai chuẩn bị cho cô dâu chú rể mang về nhà gái để cúng gia tiên. Theo truyền thống, lễ vật lại mặt thường gồm trầu cau, trà rượu, xôi, gà và heo quay. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều gia đình đã giản lược lễ vật lại mặt chỉ còn những món quà nhỏ mang giá trị tinh thần như giỏ trái cây, bánh kẹo, chai rượu và phong bì nhỏ (nếu có).

Trang phục cho lễ nên mặc như thế nào?

Vì lễ lại mặt không phải là một nghi lễ lớn, chỉ bao gồm những người thân trong gia đình, nên cô dâu chú rể không cần chọn trang phục quá cầu kỳ. Thay vào đó, cặp đôi nên chọn những bộ trang phục thường ngày, sạch sẽ, thanh lịch.

Ngoài ra, đôi vợ chồng mới cưới cũng nên chọn những bộ trang phục thoải mái, dễ vận động, để khi về nhà bố mẹ có thể dễ dàng giúp đỡ mọi người chuẩn bị mâm cơm. Đặc biệt, chàng rể nên xông xáo giúp đỡ mọi người để thể hiện sự chu đáo và thân thiện.

Lễ lại mặt và Lễ phản bái khác nhau thế nào?

1. Lễ lại mặt

Lễ lại mặt và lễ phản bái là hai nghi lễ truyền thống của người Việt, có sự tương đồng về việc cô dâu chú rể về thăm hỏi gia đình nhà gái. Tuy nhiên, hai nghi lễ này lại có điểm khác biệt cơ bản về lễ vật và mục đích tổ chức.

Người tham gia thường là cô dâu, chú rễ, bố mẹ hai bên gia đình và một vài người thân thiết

Người tham gia thường là cô dâu, chú rễ, bố mẹ hai bên gia đình và một vài người thân thiết

Lễ lại mặt thường được tổ chức ở miển Bắc. Như đã nói ở trên, lễ lại mặt là dịp để đàng trai cảm ơn đàng gái vì đã sinh thành và nuôi dưỡng cô dâu, đồng thời thể hiện sự đoàn tụ, sum vầy của hai gia đình. Những người tham gia thường là cô dâu, chú rễ, bố mẹ hai bên gia đình và một vài người thân thiết (nếu có).

Nếu xét về phong tục thời xưa thì nghi thức lại mặt cũng là một lời thông báo ngầm từ nhà Trai về việc họ có hài lòng về nàng dâu mới hay không. Nếu gia đình trai mang đến cái thủ lợn bị cắt lỗ tai, họ muốn ngầm thông tin rằng cô gái ấy đã không còn “trong trắng". Trong trường hợp này, bên phía gia đình nhà gái sẽ xin lỗi và đón con về, hoặc nếu muốn yên chuyện sẽ gửi lại nhà trai một số của cải, tài sản.

2. Lễ phản bái

Ở miền Tây thời xưa, người ta thường tổ chức lễ phản bái, dù đây dược xem là cực đoan, cổ hữu. Bởi lẽ việc sử dụng lễ vật qua phản bái cũng là nghi lễ để đánh giá trinh tiết, và cách đối xử của cô dâu đối với nhà chồng.

Chẳng hạn như vào đêm động phòng hoa chúc, mẹ chồng sẽ dùng ga giường trắng, hoặc lót vải trắng hay hỏi con trai để biết xem con dâu còn trinh tiết hay không.

Nhà trai mang đến nhà gái một cặp vịt lông trắng và trầu cau tươi trong lễ phản bái

Nhà trai mang đến nhà gái một cặp vịt lông trắng và trầu cau tươi trong lễ phản bái

Nếu cô dâu con “trong trắng", nhà trai sẽ mang đến nhà gái một cặp vịt lông trắng và trầu cau tươi trong lễ phản bái. Ngược lại, nếu phát hiện nàng dâu không còn “trinh tiết" thì bên đàng trai sẽ mang cặp vịt lông xám và trầu cau héo để thay lời muốn nói.

Ngoài ra, lễ phản bái cũng là dịp hai bên gui gặp mặt nhau sau những ngày bận rộn lo cho đám cưới của đôi trẻ. Lúc này họ sẽ bàn về tương lai của con cái: Chuyện ra riêng, chia ruộng đất, làm sao để giúp con cái sống ấm no, sung túc?...

Tuy nhiên, ngày nay, lễ phản bái đã bớt cổ hũ hơn xưa nên không còn nặng nề như trước nữa. Phong tục này vẫn được giữ cho đến thời đại này ở miền Tây.

Những điều cần lưu ý trong lễ lại mặt

1. Không nên đi trễ

Lễ lại mặt là một nghi thức quan trọng, vì vậy con cháu cần đến sớm để chuẩn bị cho lễ. Việc đi trễ sẽ thể hiện sự bất kính đối với tổ tiên, cũng như mọi người.

2. Tránh ăn mặc hở hang

Vì đây là một nghi thức trang nghiêm, con cháu cần ăn mặc lịch sự, kín đáo. Việc ăn mặc hở hang sẽ thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với tổ tiên.

3. Không nói chuyện lớn tiếng, ồn ào

Con cháu cần giữ trật tự, không nói chuyện ồn ào. Việc nói chuyện ồn ào sẽ gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ.

4. Không nên về một mình

Lễ này là dịp để cô dâu chú rể bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình nhà gái. Vì vậy, cả hai vợ chồng đều cần có mặt trong buổi lễ này. Nếu chỉ có một người về, người lớn trong gia đình sẽ cảm thấy không được tôn trọng, thậm chí còn nghĩ rằng vợ chồng đang có mâu thuẫn.

Do đó, nếu hai vợ chồng bận đột xuất, hãy xin lỗi gia đình và lùi lịch lại mặt khi cả hai đều có thể tham dự. Việc này thể hiện sự tôn trọng của hai vợ chồng đối với gia đình nhà gái, đồng thời cũng giúp tránh những hiểu lầm không đáng có.

Kết luận

Như vậy, nhà hàng Riverside Palace đã giải đáp thắc mắc cho bạn sự khác biệt giữa lễ lại mặt và phản bái, cũng như cung cấp những thông tin cần biết về nghi thức lại mặt. Việc hiểu rõ sự khác biệt giữa hai nghi lễ này sẽ giúp các cặp đôi chuẩn bị chu đáo cho từng nghi lễ, thể hiện sự tôn trọng đối với gia đình hai bên và góp phần xây dựng một mối quan hệ thông gia tốt đẹp. Chúc bạn và nửa kia của mình sẽ có một cuộc sống vợ chồng thật hạnh phúc, viên mãn!

>>> Tham khảo thêm: Giới thiệu cách dịch vụ tại nhà hàng Riverside Palace

>>> Tìm hiểu thêm vể các lễ khác: Lễ dạm ngõ

Ưu đãi

TƯ VẤN ĐẶT TIỆC

Gọi tới (8428) 6256 8888 để được tư vấn ngay